Trong 3 năm từ năm 1958 - 1960, Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh, khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp. Đồng thời với nhiệm vụ cải tạo, lại có chủ trương phát triển thành phần kinh tế quốc doanh làm lực lượng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chủ trương của Đảng và Chính phủ được cụ thể hóa trong "Kế hoạch 3 năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa" (1958 - 1960).
- 4/6/1959: Hội đồng chính phủ quyết định thành lập công trường khu Gang thép Thái Nguyên
- 8/6/1959: Bác Hồ thăm khu công trường Gang thép Thái Nguyên lần thứ nhất, hình ảnh Bác Hồ và những lời dạy của Bác là những thắm thiết mãi mãi trong đội ngũ công nhân Gang thép.
- 13/3/1960: Bác Hồ thăm công trường khu Gang thép Thái Nguyên lần 2.
- 2/9/1960: Công trường khu Gang thép làm lễ khởi công bằng việc đổ bê tông móng lót lò cao số 1 - mở đầu một giai đoạn lịch sử của nghành luyện kim hiện đại Việt Nam.
Những thành tựu đạt được trong thực hiện kế hoạch 3 năm cùng với những thay đổi lớn của miền Bắc sau hai kế hoạch 3 năm (1954 - 1960) được phản ánh tập trung trong bản Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa công bố ngày 1/1/1960.
Trong phát triển kinh tế, mà trọng tâm là phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, miền Bắc đạt được một số thành tựu đáng kể. Từ 97 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trong năm 1957, đến năm 1960, đã có 172 xí nghiệp do trung ương quản lí và trên 500 cơ sở do địa phương quản lí. Sản lượng công nghiệp quốc doanh năm 1955 chỉ chiếm 10,8 % tổng sản lượng công nghiệp, nhưng đến 1960 tỉ lệ đó đã tăng lên 89,9%.
31/12/1961: Ban chỉ huy công trường ra quyết định thành lập Xưởng Luyện Gang (Nay là nhà máy Luyện Gang)
31/10/1963: Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm và làm việc tại Gang Thép
6/9/1963: Xưởng Luyện Cốc (nay là Nhà mày Cốc Hóa) được thành lập
25/11/1963: Thành lập Xưởng Động Lực nay là xí nghiệp năng lượng
29/11/1963: Mẻ gang đầu tiên của lò cao số 1 đã rực rỡ ra lò đánh dấu quá trình khắc phục khó khăn, dám nghĩ, dám làm với tinh thần tự lực cánh sinh rất cao của hơn 2 vạn 2 ngàn cán bộ công nhân, toàn công trường.
16/12/1963: Khánh thành phân xưởng tuyển quặng và Mỏ sắt trại cau - nơi cung cấp nguyên liệu chính cho khu Gang Thép, hàng năm có thể sản xuất từ 25 đến 30 vạn tấn quặng sạch
20/12/1963: Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã cắt băng khánh thành lò cao số 1 - công trình đầu lòng của nền công nghiệp luyện kim hiện đại nước ta.
1/1/1964: Bác Hồ về thăm khu Gang Thép Thái Nguyên lần 3
23/9/1964: Khánh thành lò cao số 2
21/11/1964: Thành lập phân xưởng Luyện thép, nay là Nhà máy luyện thép Lưu Xá. Thời kỳ đầu nhà máy luyện thép theo phương pháp lò Mác - Tanh (tức lò bằng), mỗi lò 150 tấn thép/mẻ. Hiện nay nhà máy đã được đầu tư cải tạo, đổi mới công nghệ, luyện thép bằng lò điện siêu cao công suất 30 tấn/ mẻ, máy đúc liên 4 dòng, sản lượng phôi thép của nhà máy sau khi được đầu tư cải tạo đạt 240000 tấn/ năm.
21/12/1964: Khánh thành xưởng thiêu kết công suất 12 vạn tấn/ năm, sử dụng nguồn quặng vụn của mỏ sắt trại cau thiêu kết thành quặng cục có độ rắn, xốp, độ hoàn nguyên thích hợp, vừa tiết kiệm quặng và than cốc vừa tăng thêm nguyên liệu tốt cho lò cao.
22/12/1964: Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị đã chính thức cắt băng khánh thành lò cốc có công xuất 13 vạn tấn/ năm, gồm 45 buồng và ngay năm này Xưởng đã đạt sản lượng 11 vạn 2 nghìn tấn than cốc luyện kim đạt chất lượng tốt.
20/7/1965: Khánh thành Xưởng vật liệu chịu lửa (Nay là nhà máy Vật liệu chịu lửa) và lò cao số 3. Lò cao số 3 vào sản xuất cùng với lò cao số 1 và lò cao số 2 sẽ đưa sản lượng luyện gang thép lên 14 vạn tấn năm đủ nguyên liệu phục vụ cho hệ thống luyện thép.
1/5/1975: Nhà máy luyện cán thép Gia Sàng ra mẻ thép luyện đầu tiên chào mừng ngày miền nam hoàn toàn giải phóng.
20/5/1975: Nhà máy luyện cán thép Gia Sàng chính thức thành lập
2/9/1975: Đồng chí Lê Duẩn Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng đã về thăm công ty. Đồng chí biểu dương những cố gắng của cán bộ, công nhân viên của công ty, đã nhanh chóng khôi phục nhà máy sau khi bị giặc Mỹ ném bom và đi vào sản xuất.
MỜI CÁC BẠN CÙNG KHÁM PHÁ MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHU GANG THÉP THÁI NGUYÊN
0 comments:
Post a Comment