Charlemagne (Sáclơmannhơ) sinh năm 742 hay 747 - mất ngày 28/1/814 là vua của người Frank, dưới triều đại Karolinger (Carôlanhgiêng) từ 768 đến 814, là con trưởng của vua Pepin III (Pepin Lùn) và Bertrada xứ Laon.
Ông kế nghiệp vua cha và cùng cai trị với em trai là Carloman I, cho đến khi Carloman chết vào năm 771. Karl I tiếp tục chính sách của cha ông đối với chế độ Giáo hoàng và trở thành người bảo vệ cho chế độ đó
Thành tích chủ yếu của ông là về mặt quân sự, trong 46 năm ở ngôi ông đã tiến hành hơn 50 cuộc chiến tranh chinh phục, nổi bật với việc chinh phục Ý và lấy vương miện sắt của Lombardia năm 774. Trong thời kì cầm quyền của ông vương quốc Frank trở nên cực thịnh nhất, lãnh thổ của đế quốc Frank lúc này bao gồm hầu hết đất đai của đế quốc La Mã xưa kia, chạy dài từ phía nam dãy Pyrenees (Tây Ban Nha) đến sông Elbe và Boen (Đức), từ Địa Trung Hải cho tới Bắc Hải.
Vào ngày lễ Nôen năm 800, tại nhà thờ lớn Xanh Pie ở Roma, Sáclơmannhơ được Giáo hoàng Lêông III cử hành lễ gia miện tôn làm "Hoàng đế của người Roma". Chính từ đây ông mới mang danh hiệu Sáclơmannhơ nghĩa là "Đại hoàng đế Sáclơ".
Bằng những chuyến chinh phục và củng cố nộ bộ, Hoàng đế Karl 1 góp phần định dạng Tây Âu và thời kỳ Trung cổ. Ông cho xây trường học, đường sá, cầu cống, cải thiện đời sống nhân dân Frank, và sự thống trị của ông cũng ảnh hưởng tới thời kỳ Phục hưng, sự hồi sinh của nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa. Trong danh sách các vua của nước Đức, Pháp và đế quốc La Mã Thần Thánh, ông được ghi là Charles I (theo tiếng Pháp) hay Karl I (theo tiếng Đức).
Triều đại của ông trở thành một thời kì phục hưng của Giáo hội La Mã, là một vị Hoàng đế La mã Thần thánh, triều đại huy hoàng của ông kéo dài 14 năm, và phục hưng Đế quốc La Mã cổ đại. Ngày nay Karl I được coi là vị cha già dân tộc của cả hai nước Pháp và Đức, Charlemagne là vị vua đầu tiên của một đế quốc tại Tây Âu sau sự sụp đổ của Đế quốc La Mã phía Tây (476).
Thành tích chủ yếu của ông là về mặt quân sự, trong 46 năm ở ngôi ông đã tiến hành hơn 50 cuộc chiến tranh chinh phục, nổi bật với việc chinh phục Ý và lấy vương miện sắt của Lombardia năm 774. Trong thời kì cầm quyền của ông vương quốc Frank trở nên cực thịnh nhất, lãnh thổ của đế quốc Frank lúc này bao gồm hầu hết đất đai của đế quốc La Mã xưa kia, chạy dài từ phía nam dãy Pyrenees (Tây Ban Nha) đến sông Elbe và Boen (Đức), từ Địa Trung Hải cho tới Bắc Hải.
Vào ngày lễ Nôen năm 800, tại nhà thờ lớn Xanh Pie ở Roma, Sáclơmannhơ được Giáo hoàng Lêông III cử hành lễ gia miện tôn làm "Hoàng đế của người Roma". Chính từ đây ông mới mang danh hiệu Sáclơmannhơ nghĩa là "Đại hoàng đế Sáclơ".
Bằng những chuyến chinh phục và củng cố nộ bộ, Hoàng đế Karl 1 góp phần định dạng Tây Âu và thời kỳ Trung cổ. Ông cho xây trường học, đường sá, cầu cống, cải thiện đời sống nhân dân Frank, và sự thống trị của ông cũng ảnh hưởng tới thời kỳ Phục hưng, sự hồi sinh của nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa. Trong danh sách các vua của nước Đức, Pháp và đế quốc La Mã Thần Thánh, ông được ghi là Charles I (theo tiếng Pháp) hay Karl I (theo tiếng Đức).
Triều đại của ông trở thành một thời kì phục hưng của Giáo hội La Mã, là một vị Hoàng đế La mã Thần thánh, triều đại huy hoàng của ông kéo dài 14 năm, và phục hưng Đế quốc La Mã cổ đại. Ngày nay Karl I được coi là vị cha già dân tộc của cả hai nước Pháp và Đức, Charlemagne là vị vua đầu tiên của một đế quốc tại Tây Âu sau sự sụp đổ của Đế quốc La Mã phía Tây (476).
Lễ trao vương miện cho Charlemagne |
Năm 814, Sáclơmanhơ chết, người con trưởng là Luy "Mộ đạo" lên nối ngôi hoàng đế (814 - 840). Là một người nhu nhược bất tài, ông phó mặc mọi việc cho các giáo sĩ và các quý tộc phong kiến. Lợi dụng tình hình ấy, giới quý tộc xúi giục hai người con của ông là Lôte và Luy "Xứ Giécmanh" chống lại cha mình. Chỉ có người con thứ ba là Sáclơ "Hói" đứng về phía cha mà thôi. Năm 840, Luy "Mộ đạo" chết, cuộc nội chiến giữa ba người con lập tức bùng nổ. Lần này, hai người em là Luy "Xứ Giécmanh" và Sáclơ "Hói" cùng chống lại anh cả Lôte xưng làm hoàng đế, kết quả là đến năm 843, ba anh em phải kí kết với nhau hòa ước Vécdoong.
Theo hòa ước này, lãnh thổ của đế quốc được chia làm ba phần: người anh cả Lôte được phần giữa, bao gồm vùng tả ngạn sông Ranh và miền bắc bán đảo Italia, người con thứ hai Luy "Xứ Giécmanh" được phần đất phía đông sông Ranh, người em út SácLơ "Hói" được phần đất phía tây của đế quốc. Hòa ước còn quy định Lôte vẫn được giữ danh hiệu Hoàng đế, nhưng không có đặc quyền gì đối với hai người em, Luy "Xứ Giécmanh" và Sáclơ "Hói" là hai vương quốc hoàn toàn độc lập.
Sau khi Lôte chết, Luy "Xứ Giécmanh" và Sáclơ "Hói" chia nhau phần lãnh thổ của Lôte ở tả ngạn sông Ranh, do đó con cháu của Lôte chỉ còn lại phần đất đai ở bán đảo Italia. Danh hiệu Hoàng đế từ năm 875 - 877 cùng thuộc về Sáclơ "Hói", từ năm 880 - 887 thì thuộc về con của Luy "Xứ Giécmanh" là Sáclơ "Béo" và đến đầu thế kỉ X thì không có ý nghĩa gì nữa.
Như vậy, Hòa ước Vécdoong là sự kiện quan trọng đánh dấu đế quốc Sáclơmannhơ hoàn toàn tan rã, đồng thời là cái mốc lịch sử đánh dấu sự thành lập ba nước lớn ở Tây Âu là Pháp, Đức, Italia.
0 comments:
Post a Comment