Tiểu sử Tôn Trung Sơn - Tổng thống lâm thời đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc

Tôn Trung Sơn tên khai sinh là Tôn Văn (12 tháng 11 năm 1866 – 12 tháng 3 năm 1925) là một nhà triết học, thầy thuốc, và nhà chính trị người Trung Quốc, người đã phục vụ với tư cách là tổng thống lâm thời đầu tiên của Cộng hòa Trung Quốc và là lãnh đạo đầu tiên của Quốc dân Đảng.

Ông được nói đến như là Cha già của dân tộc trong Trung Hoa Dân Quốc do một phần vai trò của ông với việc lật đổ nhà Thanh trong suốt thời gian Cách mạng Tân Hợi, Tôn là duy nhất trong số những lãnh đạo Trung Quốc thế kỉ 20 được tôn kính rộng rãi trong cả hai nơi là Trung Quốc và Đài Loan.  


Tôn được xem là một trong những lãnh đạo vĩ đại nhất của thời cận đại Trung Quốc, nhưng sự nghiệp chính trị của ông là sự nghiệp đấu tranh không ngừng và thường xuyên lưu vong. Sau khi cuộc cách mạng thành công trong việc người Hán Trung Quốc đã giành được quyền lực sau 268 năm sống dưới sự cai trị của nhà Thanh Mãn Châu, ông đã sớm từ chức Tổng thống Cộng hòa Trung Quốc mới được thành lập và nhường nó cho Viên Thế Khải. Thời gian ngắn sau, ông đã đi tới Nhật Bản để tìm kiếm sự an toàn nhưng đã trở lại để thành lập một chính phủ cách mạng ở phía Nam để thách thức tới những thế lực quân phiệt mà họ đã kiểm soát hầu hết đất nước. Năm 1923, ông đã mời đại diện của Quốc tế Cộng sản tới Quảng Đông để tái tổ chức đảng của ông và đã thành lập một đồng minh lỏng lẻo với Đảng cộng sản Trung Quốc. Ông đã không sống tới lúc để thấy đảng của ông thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của người kế tục ông là Tưởng Giới Thạch trong cuộc Bắc phạt (1926-1928). Ông đã chết ở Bắc Kinh do bệnh ung thư túi mật vào ngày 12 tháng 3 năm 1925.

Di sản lãnh đạo của Tôn là triết học chính trị của ông được gọi là Chủ nghĩa Tam Dân: chủ nghĩa dân tộc, "những quyền của nhân dân", và sinh kế hay dân sinh của người dân (thường được dịch như là "chủ nghĩa xã hội", hoặc dịch chính xác "một khoa học nghiên cứu về việc giúp đỡ người dân để sống sót trong xã hội," khi ông đã giải thích sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội của ông và của Karl Marx trong một cuốn sách.

TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP
Tôn Trung Sơn tên khai sinh là Tôn Văn (12 tháng 11 năm 1866 – 12 tháng 3 năm 1925), Tại Quảng Đông Trung Quốc.

Tôn Dật Tiên làm đám cưới với Tống Khánh Linh, người vợ thứ hai, sau này cũng làm Chủ tịch danh dự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Em của bà, bà Tống Mỹ Linh, cưới Tưởng Giới Thạch, và như vậy 2 nhà lãnh tụ trở thành anh em cột chèo.

Năm 1894, Tôn Trung Sơn sang tiểu bang Hawaii tại Hoa Kỳ tập hợp Hoa kiều cùng chí hướng thành lập Hưng Trung hội với tôn chỉ đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa. Ông bị người anh đưa về Trung Quốc vì sợ ông theo Kitô giáo nhưng ông đã trở lại Hawaii ít nhất hai lần vào 1900 và 1901. Năm 1905, Tôn Trung Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức trong nước lập thành Trung Quốc Đồng minh hội do ông làm Tổng lý. Trên tờ Dân báo, cơ quan ngôn luận của hội, ông đã công bố chủ nghĩa Tam Dân: "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc". Từ 1905 đến năm 1911 Trung Quốc Đồng minh hội tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh miền Nam nhưng không thành công. Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Đồng minh hội vận động được binh sĩ ở Vũ Xương (Hồ Bắc) nổi dậy khởi nghĩa và giành được thắng lợi mở đầu cho Cách mạng Tân Hợi. Phong trào này nhanh chóng bùng nổ ở nhiều tỉnh khác. Ngày 29 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung Sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp ở Nam Kinh đề cử làm Đại Tổng thống lâm thời. 

Ngày 1 tháng 1 năm 1912, ông tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh. Nhưng một tháng sau, ông nhường chức này cho Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa nhưng Viên Thế Khải đã phản bội, đàn áp lực lượng dân chủ cộng hòa.

Tôn Trung Sơn là nhân vật độc đáo trong số các nhà lãnh đạo Trung Quốc thế kỷ XX, với danh tiếng lớn tại cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Là người khai sinh nên Trung Hoa Dân Quốc, tại Đài Loan ông được tôn xưng là Quốc phụ. Tại đại lục, ông được coi là Cách mạng tiên hành giả ("người tiên phong của cách mạng") và tên của ông thậm chí còn được đề cập tới trong lời tựa Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam. Theo giới sử học Việt Nam, Tôn Trung Sơn có mối quan hệ sâu rộng với cộng đồng người Hoa tại Chợ Lớn, Sài Gòn, và Hà Nội. Lần đầu ông đến Việt Nam là tại Sài Gòn vào năm 1900 và kéo dài hơn 2 tuần. Ông tới Hà Nội lần đầu vào tháng 12 năm 1902. Từ khoảng tháng 3 năm 1907, ông hoạt động ở Việt Nam hơn một năm. Tại Hà Nội, ông ngụ ở Hội quán Quảng Đông, số 22 phố Hàng Buồm. Theo nhà sử học Chương Thâu, cựu Trưởng phòng Lịch sử Cận đại thuộc Viện Sử học Việt Nam, một loạt các thế hệ các nhà Cách mạng Việt Nam, từ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cho tới Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng Tam Dân Chủ nghĩa của Cách mạng Tân Hợi. Ngay cả sau đó, Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội) cũng được tổ chức theo khuôn mẫu của Trung Quốc Đồng minh hội do Bác sĩ Tôn Dật Tiên sáng lập tại Trung Quốc năm 1905. Tiêu ngữ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc được Hồ Chí Minh lấy từ chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn vẫn được nhà nước Việt Nam dùng cho đến nay.

Cao Đài Tam Thánh, từ trái sang phải: Tôn Trung Sơn, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tôn Trung Sơn được tôn kính trong đạo Cao Đài như là một trong Tam Thánh ký Thiên Nhân Hòa ước lần thứ ba. Ngay chính điện của Thánh thất Cao Đài ở Tây Ninh hiện còn treo bức tranh Tam Thánh ở chỗ trang trọng nhất. Tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh có một con đường mang tên Tôn Dật Tiên.
Share on Google Plus

About Anh Bán Báo

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment