Dinh Độc Lập tên gọi trước đây là dinh Norodom, ngày nay còn gọi là Dinh Thống Nhất hay hội trường Thống Nhất là một công trình kiến trúc, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nó từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Hiện nay nó đã được chính phủ Việt Nam, xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Dinh Độc Lập được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 1976 và Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2009, từ năm 1990 mở cửa phục vụ công chúng.
Dinh Độc Lập là nơi diễn ra nhiều sự kiện trong lịch sử Việt Nam tiền thân là dinh Norodom xây dựng từ năm 1868 - 1871. Đây từng là dinh Thống đốc Nam Kỳ, dinh Toàn quyền và dinh Cao ủy Pháp tại Đông Dương. Sau hiệp định Gieneve 1954, chính quyền Sài Gòn tiếp quản và đổi tên là Dinh Độc Lập.
Dinh trở thành nơi ở và nơi làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm. Ngày 27/2/1962, Dinh bị ném bom hư hại nặng, Ngô Đình Diệm buộc phải xây dinh mới theo đề án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, công trình hoàn thành năm 1966, dù phải ngưng trệ 6 tháng sau cuộc đảo chính dẫn đến cái chết của anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu (2/11/1963).
Tháng 10/1967, Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống cùng gia đình sống và làm việc tại đây đến khi từ chức 21/4/1975. Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay được một tuần phải giao quyền cho Đại tướng Dương Văn Minh.
Ngày 30/4/1975 lực lượng quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam kết thúc thắng lợi.
Mời các bạn cùng xem một số hình ảnh Khu di tích lịch sử Quốc gia Dinh Độc Lập do mình chụp trong chuyến tham quan 8/2018.
Phía trước Dinh Độc Lập |
Bên trong sân Dinh Độc Lập |
Nơi tổ chức tiệc chiêu đãi với sức chứa hơn 100 khách. Ngày 31/10/1967, diễn ra bữa tiệc nhân lễ nhậm chức của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ
Tối 1/3/1975, bữa tiệc cuối cùng của Tổng thống Thiệu chiêu đãi phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ tới Sài Gòn xem xét tình hình trước khi quyết định có cấp thêm viện trợ cho Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nữa hay không.
Màu vàng chủ đạo của căn căn phòng tạo sự đầm ấm cho các buổi tiệc. Bức tranh sơn dầu gồm 7 tấm do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ tặng nhân dịp khánh thành Dinh. Ý nghĩa của bức tranh thể hiện qua hai câu thơ chữ Hán "Non sông gấm vóc, cây cỏ thái bình" gợi nên hình ảnh một nước Việt Nam thống nhất.
Phòng Khánh Tiết
Phòng có sức chứa 500 người để tổ chức các cuộc họp, hiêu đãi, lễ ra mắt nội các.
19h 30 ngày 21/4/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn từ chức trong hơn hai giờ phân tích nhiều về tình hình và những khó khăn của chính quyền Sài Gòn trước việc Hoa Kỳ từ chối cấp bổ xung viện trợ quân sự.
Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay đã hứa "sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" nhưng chỉ được một tuần cũng phải từ nhiệm vào tối 28/4/1975, Đại tướng về hưu Dương Văn Minh lên thay. Trưa ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng.
Tháng 11/1975, tại đây diễn ra Hội nghị Hiệp thương chính trị bàn các vấn đề thống nhất hai miền Nam Bắc.
Hiện nay phòng vẫn được sử dụng cho các cuộc họp quan trọng của nhà nước Việt Nam.
Phòng có sức chứa 500 người để tổ chức các cuộc họp, hiêu đãi, lễ ra mắt nội các.
19h 30 ngày 21/4/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn từ chức trong hơn hai giờ phân tích nhiều về tình hình và những khó khăn của chính quyền Sài Gòn trước việc Hoa Kỳ từ chối cấp bổ xung viện trợ quân sự.
Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay đã hứa "sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" nhưng chỉ được một tuần cũng phải từ nhiệm vào tối 28/4/1975, Đại tướng về hưu Dương Văn Minh lên thay. Trưa ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng.
Tháng 11/1975, tại đây diễn ra Hội nghị Hiệp thương chính trị bàn các vấn đề thống nhất hai miền Nam Bắc.
Hiện nay phòng vẫn được sử dụng cho các cuộc họp quan trọng của nhà nước Việt Nam.
Phòng Hội Đồng An Ninh Quốc Gia
Nơi Tổng thống họp bàn với các tướng lĩnh và cố vấn quân sự Hoa Kỳ.
Xung quanh tường là bản đồ một số nước, đặc biệt có các bản đồ phản ánh tình hình chiến sự ở Nam Việt Nam.
9h 30 ngày 25/3/1975, trước sức tiến công của quân Giải phóng, tại đây Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho tư lệnh Quân đoàn I, Trung tướng Ngô Quang Trưởng rút quân khỏi Huế về cố thủ ở Đà Nẵng.
Trong hoành cảnh đó, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford cử phái đoàn do Tham mưu trưởng Lục quân Frederich C. Weyand dẫn đầu sang xem xét tình hình chiến sự. Ngày 3/4/1975, phái đoàn đã họp với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các tướng lĩnh về việc cứu vãn tình hình quân sự ở miền nam Việt Nam.
Nơi Tổng thống họp bàn với các tướng lĩnh và cố vấn quân sự Hoa Kỳ.
Xung quanh tường là bản đồ một số nước, đặc biệt có các bản đồ phản ánh tình hình chiến sự ở Nam Việt Nam.
9h 30 ngày 25/3/1975, trước sức tiến công của quân Giải phóng, tại đây Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho tư lệnh Quân đoàn I, Trung tướng Ngô Quang Trưởng rút quân khỏi Huế về cố thủ ở Đà Nẵng.
Trong hoành cảnh đó, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford cử phái đoàn do Tham mưu trưởng Lục quân Frederich C. Weyand dẫn đầu sang xem xét tình hình chiến sự. Ngày 3/4/1975, phái đoàn đã họp với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các tướng lĩnh về việc cứu vãn tình hình quân sự ở miền nam Việt Nam.
Phòng khách của Phó Tổng thống
Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ (nhiệm kỳ 1967 - 1971) sinh năm 1930 tại Sơn Tây, được đào tạo ở các trường không quân của Pháp và Hoa Kỳ. Nguyễn Cao Kỳ từng giữ nhiều chức vụ quan trọng khác như Thiếu tướng Tư lệnh Không quân, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, Thủ tướng. Sau tháng 4/1975 sống ở nước ngoài, và mất năm 2011 tại Malaysia.
Phó Tổng thống Trần Văn Hương (nhiệm kỳ 1971 - 1975) sinh năm 1902 tại Vĩnh Long, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Thủ tướng, Tổng thống (21/4 - 28/4/1975). Ông mất 1982 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trong phòng có hai bức tranh sơn mài của Thái Văn Ngôn vẽ năm 1966. Một bức vẽ Khuê Văn Các (Văn Miếu, Hà Nội). Một bức vẽ cảnh dạo chơi của vua Trần Nhân Tông (thế kỷ XIII), gặp người hành khất, vua cởi áo khoác của mình cho người hành khất.
Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ (nhiệm kỳ 1967 - 1971) sinh năm 1930 tại Sơn Tây, được đào tạo ở các trường không quân của Pháp và Hoa Kỳ. Nguyễn Cao Kỳ từng giữ nhiều chức vụ quan trọng khác như Thiếu tướng Tư lệnh Không quân, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, Thủ tướng. Sau tháng 4/1975 sống ở nước ngoài, và mất năm 2011 tại Malaysia.
Phó Tổng thống Trần Văn Hương (nhiệm kỳ 1971 - 1975) sinh năm 1902 tại Vĩnh Long, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Thủ tướng, Tổng thống (21/4 - 28/4/1975). Ông mất 1982 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trong phòng có hai bức tranh sơn mài của Thái Văn Ngôn vẽ năm 1966. Một bức vẽ Khuê Văn Các (Văn Miếu, Hà Nội). Một bức vẽ cảnh dạo chơi của vua Trần Nhân Tông (thế kỷ XIII), gặp người hành khất, vua cởi áo khoác của mình cho người hành khất.
Phòng Khách Của Tổng Thống
Nơi tiếp khách của Tổng thống gồm hai phòng thông nhau. Trong phòng đầu tiên, ghế của Tổng thống được đặt cao hơn các ghế khác. Phía sau là tấm gỗ lớn tượng trưng cho Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Đối diện ghế Tổng thống là ghế của thượng khách. Cả hai ghế này đều được chạm đầu rồng. Những ghế còn lại chạm đầu Phụng và chữ "Thọ" dành cho thư ký và phụ tá.
Phòng bên cạnh bài trí đơn giản hơn, các ghế đặt ngang bằng nhau. Hai tủ sơn mài "Mai Lan, Cúc Trúc" do trang trí gia Nguyễn Văn Triêm thực hiện năm 1966.
Từ 19 - 23/10/1972, tại đây Henry Kissinger, cố vấn an ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã có 6 quộc họp với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhằm thuyết phục chính quyền Sài Gòn ký vào hiệp định chấm dứt chiến tranh nhưng không đem lại kết quả. Hiệp định được ký vào 1/1973 tại Paris.
Nơi tiếp khách của Tổng thống gồm hai phòng thông nhau. Trong phòng đầu tiên, ghế của Tổng thống được đặt cao hơn các ghế khác. Phía sau là tấm gỗ lớn tượng trưng cho Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Đối diện ghế Tổng thống là ghế của thượng khách. Cả hai ghế này đều được chạm đầu rồng. Những ghế còn lại chạm đầu Phụng và chữ "Thọ" dành cho thư ký và phụ tá.
Phòng bên cạnh bài trí đơn giản hơn, các ghế đặt ngang bằng nhau. Hai tủ sơn mài "Mai Lan, Cúc Trúc" do trang trí gia Nguyễn Văn Triêm thực hiện năm 1966.
Từ 19 - 23/10/1972, tại đây Henry Kissinger, cố vấn an ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã có 6 quộc họp với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhằm thuyết phục chính quyền Sài Gòn ký vào hiệp định chấm dứt chiến tranh nhưng không đem lại kết quả. Hiệp định được ký vào 1/1973 tại Paris.
Hồ Thái Sơn
0 comments:
Post a Comment