Những vị thần nổi tiếng nhất thế giới sáng tạo ra loài người

Con người xuất hiện từ bao giờ? Câu hỏi đó không phải đến nay mới được đặt ra. Sự quan tâm của con người tới nguồn gốc "xuất thân" của mình được thể hiện qua rất nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích về sự sáng tạo thế giới mà bất cứ dân tộc nào cũng có. Thời cổ đại, một số học giả lại cho rằng thoạt đầu con người có hình dáng nửa người nửa động vật.  Thời trung đại, giáo lí của các tôn giáo, dưới nhiều hình thức khác nhau, đều giải thích rằng con người do thượng đế sinh ra.

Vậy trong lịch sử nhân loại đã có những vị thần nào đã cùng sáng tạo ra loài người, sau đây mời các bạn cùng khám phá những vị thần nổi tiếng nhất thế giới sáng tạo ra loài người.


1: Huyền sử Châu Âu: Giê Hô Va sáng tạo ra con ngườiThánh kinh chép rằng thiên chúa Giê Hô Va tạo ra đại địa và vạn vật trong 24 ngày, ngày thứ 6 Chúa nói: "Dựa theo hình tượng của chúng ta để tạo ra người đàn ông..." Sau đó, con người vừa được tạo ra đó được thổi linh hồn vào hai lỗ mũi, trở thành một người đàn ông tên gọi là Adam. Adam đến từ tiếng Do Thái có nghĩa là bùn đất.

Ngài cũng tạo ra một khu vườn (vườn Eden hay vườn địa đàng) và đặt Adam ở đó, cho phép anh ăn tất cả mọi loại cây trong vườn trừ cây nhận thức Tốt và Xấu - Trái cấm. Vì thấy Adam cô đơn trong vườn Địa Đàng, Chúa đã rút một xương sườn của anh và tạo ra người phụ nữ tên gọi Eva. Ngoài ra, chúa cũng tạo ra chim muông và thú vật. Đó là nguồn gốc của người châu Âu.

Adam và Eva trong Vườn Địa Đàng
Adam và Eva trong Vườn Địa Đàng
2: Huyền sử Hy Lạp: Thần Prô - Mê - Tê sáng tạo ra con người
Theo huyền sử Hy Lạp, trên đỉnh Olympia thủa ấy, khi trái đất còn đang trong cảnh hỗn mang tăm tối. Anh em Prô - mê - tê (Prometheus) và Ê - pi - mê - tê (Epimetheus) được Thần Dớt (Zeus) đã giao cho họ nhiệm vụ cai quản trái đất, sáng tạo ra con người.

Hai anh em Prô - mê - tê đã lấy đất sét trộn với nước nặn thành hình muôn loài, trong khi người em đã nặn ra không biết bao nhiêu loài sinh vật, thì người anh Prô - mê - tê  vẫn chưa hài lòng với tác phẩm đầu tiên của mình.

Ông muốn tạo ra một sinh vật phi thường có khả năng nắm giữ trái đất. Sau mười hai ngày đêm Prô - mê - tê cuối cùng cũng hoàn thành tác phẩm. Prô - mê - tê đã tạo ra đàn Ông theo hình dáng các vị Thần và nghĩ "Ta sẽ cho sinh vật này một tài năng để vượt qua muôn loài".

Do vậy ông đã ban cho con người một số đặc tình của thần để giúp con người vĩnh viễn phân khai với động vật. Vì muốn trao một đặc quyền gì đó cho con người, Prô - mê - tê bèn trộm lấy lửa của thần Dớt đem xuống trần gian trao cho những sinh linh yêu quí. Lửa thắp sáng và sưởi ấm, nhờ đó giúp ích cho con người khi sinh sống ở trái đất này.

Thần Dớt sau đó lệnh cho các vị thần tạo ra Pan - do - ra, người phụ nữ đầu tiên với hình dáng phụ nữ yểu điệu. A - the - na (Athena) vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí tuệ, rất thích tác phẩm này nên đã ban cho Pan - do - ra sự sống, sự khéo tay, còn dạy nàng Pan - do - ra biết dệt vải, may vá... cùng nhiều kỹ năng khác. Thần A - phro - di - te (Aphrodite) nữ thần của sắc đẹp và tình yêu tạo cho nàng Pan - do - ra dung nhan xinh đẹp. Mỗi vị thần góp một chút để tạo ra tính cách và vẻ đẹp của Pan - do - ra.

Vậy là hai tạo vật của thần người nam và người nữ, đã được hình thành, từ đó sinh sôi nảy nở và phát triển tri thức, dần dần hình thành nên xã hội loài người.
Thần Prô - mê - tê đem lửa đến cho con người
Thần Prô - mê - tê đem lửa đến cho con người
3: Huyền sử Phương Đông câu chuyện Bàn Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo ra con người.
Theo huyền sử Phương Đông cách đây rất rất lâu, trời và đất vẫn còn là cõi hỗn mang, toàn bộ vũ trụ được bao phủ bởi một đám mây hình quả trứng. Mọi thứ đều hỗn độn. Trong xoáy sâu hun hút đó là một vị Thần do linh khí trời đất sinh ra, Bàn Cổ, một người khổng lồ sinh ra từ hỗn độn. Ông đã ngủ trong quả trứng đó 18.000 năm. Một ngày nọ, ông thức giấc và duỗi mình khiến quả trứng bị vỡ và mọi thứ bay vào vũ trụ. Thứ màu sáng, tinh khiết bay lên tạo ra bầu trời và thiên đường. Thứ nặng hơn, không tinh khiết nắng xuống tạo thành mặt đất.

Trong vũ trụ mới này, Bàn Cổ lo lắng mọi thứ sẽ lại hỗn độn nếu Trời và Đất hợp lại, nên ông quyết định dùng thân mình để giữ chúng tách ra. Thêm 18 nghìn năm nữa, Bàn Cổ tiếp tục cao lớn và chống tay giữ trời, đến khi Trời và Đất cách nhau 30 nghìn dặm. Sứ mệnh của ông chính là giữ cho trời và đất không hợp lại.

Đó là cách mà vũ trụ và trái đất bắt đầu, một nơi đẹp đẽ và thanh bình. Các sinh mệnh từ những hành tinh khác, cả tốt lẫn xấu bắt đầu tiến nhập vào.

Thần Bàn Cổ lấy tay chống trời
Thần Bàn Cổ lấy tay chống trời
Sau khi ông Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa đã du ngoạn đó đây giữa trời đất. Lúc đó mặc dù trên mặt đất đã có sông núi cây cỏ, có động vật chim muông, các loài thú, cá, nhưng vẫn không sinh động hoạt bát, bởi vì trên Trái Đất còn chưa có loài người. Một hôm Nữ Oa đi lại trên mặt đất hoang vắng tĩnh mịch, trong lòng cảm thấy rất cô đơn, bà cảm thấy phải tăng thêm thứ gì đó có sinh khí hơn cho trời đất.

Nữ Oa thấy sáng tạo của Bàn Cổ còn chưa hoàn chỉnh, trí tuệ của chim muông sâu cá vẫn chưa làm bà cảm thấy hài lòng. Bà cần phải sáng tạo ra sinh linh xuất sắc hơn bất cứ sự sống nào.

Nữ Oa bay lượn dọc theo sông Hoàng Hà, cúi đầu thấy bóng dáng xinh đẹp của mình, bất giác vui mừng. Bà quyết định dùng bùn đất dưới sông nặn một người đất theo hình dạng của mình. Những người đất này hầu như giống bà, chỉ khác là bà nặn cho họ đôi chân phối hợp với đôi tay, để thay thế đuôi rồng. Nữ Oa thổi hơi tiên vào những người đất nhỏ này, chúng liền được tiếp sức sống, và trở thành những sinh vật nhỏ có thể đứng thẳng người đi lại, biết nói, thông minh khéo léo, Nữ Oa gọi họ là "Người".

Bà tiếp dương khí lên một số người trong đó, một loại yếu tố tính nam thích đánh nhau trong giới thiên nhiên, do đó họ đã trở thành đàn ông, còn trên một số người khác bà lại tiếp âm khí, một loại yếu tố tính nữ hiền này trong giới thiên nhiên, do đó họ trở thành đàn bà. Những người đàn ông, đàn bà này vây quanh Nữ Oa nhảy múa, reo hò, mang lại sức sống cho mặt đất.

Nữ Oa muốn để loài người phân bố khắp nơi trên mặt đất, nhưng bà đã mệt, làm đã chậm hơn trước. Do đó, bà nghĩ ra một cách làm nhanh chóng. Bà cầm một sợi dây rơm cỏ thả xuống đáy hồ ngoáy trong bùn, cho đến khi đầu dây dính đầy bùn liền vung lên, cho bùn tung tóe ra khắp nơi, những đám bùn đó biến thành những người nhỏ. Nữ Oa đã như vậy sáng tạo ra mọi người phân bố trên Mặt Đất.

Trên Mặt Đất đã có người công việc của thần Nữ Oa hầu như có thể chấm dứt rồi. Nhưng bà lại có một ý nghĩ mới: Làm thế nào mới khiến con người có thể sinh sống tốt được? Người cuối cùng thế nào cũng chết, chết đi một số, lại làm ra một số, như vậy thì phiền phức quá. Do vậy thần Nữ Oa bèn gép cặp đàn ông đàn bà với nhau, dạy họ sinh con đẻ cái, gánh vác trách nhiệm nuôi dưỡng đời sau. Loài người đã sinh sôi nảy nở như vậy, và ngày càng tăng lên.
Thần Nữ Oa tạo ra con người
Thần Nữ Oa tạo ra con người
4: Thần Nông vị hoàng đế kế vị Nữ Oa, trở thành thủy tổ Tộc Việt

Tiếp sau đó, khi trời phân chia Nam - Bắc (tộc Việt ở phía Nam, Trung Quốc là đất Bắc), theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vị kế nhiệm Nữ Oa là Thần Nông, còn gọi là vua Viêm Đế, hay Ngũ Cốc Tiên Đế, được coi là thủy tổ của tộc Việt.

Phần lời tựa trong Đại Việt Sử Kí Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép "Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam - Bắc. Thủy tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương."

Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có kể rõ ba đời này: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông (vua Viêm Đế), đi tuần thú phương nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục.

Tiếp sau đó, Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương bắc (tức Trung Quốc từ núi Ngũ Lĩnh về phía bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (tức đất Việt, từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ. Quốc gia đầu tiên của tộc người Việt có tên là Xích Quỉ.

Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ Quân (còn có tên là Thần Long) là Long Lữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh trăm người con trai.

Đó là những câu truyện truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc của loài người trên trái đất hiện nay, được con người từ xa xưa nêu ra để giải thích cho sự xuất hiện của loài người trên trái đất.

Đến giữa thế kỉ XVIII, vấn đề về vị trí của con người trong thế giới tự nhiên mới được đặt ra trên nền tảng khoa học thực sự khi Cac Linnay xếp con người vào cùng hệ thống với thế giới động vật. Từ đó, qua nghiên cứu, các nhà khoa học ngày càng nhận thấy cơ thể của người và lớp động vật có vú, đặc biệt là giống vượn hình người hiện đại như Gibbon, Orang Outang, Gorille, Chimpanze có rất nhiều nét gần gũi nhau. Những kết quả nghiên cứu của nghành động vật học cao cấp cũng cho thấy, một số động vật có vú cũng mắc một số căn bệnh mà trước kia người ta thường cho rằng chỉ có loài người mới có, những động vật này cũng chịu thuốc kháng sinh và các loại vắc xin phòng dịch. Khi nghiên cứu quá trình phát triển của bào thai người, nghành phôi thai học đã đi đến kết luận: quá trình hình thành bào thai người là sự "rút ngắn" của hàng triệu năm tiến hóa từ động vật trở thành người.

Những bằng chứng khoa học về nguồn gốc loài người.

Share on Google Plus

About Anh Bán Báo

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment