Xin chào các bạn, chào mừng các bạn quay trở lại với website Hồ Thái Sơn. Bài viết này mình sẽ cùng với các bạn tìm hiểu về trận đánh đầu tiên của thực dân Pháp khi xâm lược Việt Nam (dưới thời nhà Nguyễn), đó là trận xâm chiếm Đà Nẵng vào ngày 31/8/1858 của liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Và chúng ta cùng đi sâu phân tích xem tại sao thực dân Pháp - Tây Ban Nha lại chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên khi chúng xâm lược Việt Nam. Và kết quả của trận đánh đầu tiên đó như thế nào? Sức kháng cự của quân dân ta thời đó dưới sự lãnh đạo của triều đình nhà Nguyễn ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Ảnh minh họa, nguồn internet |
Từ chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã kéo tới dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng (Quảng Nam). Mờ sáng ngày 1/9/1858, thực dân Pháp đã cho người đưa tối hậu thư buộc trấn thủ Trần Hoàng phải trả lời ngay trong vài giờ. Không đợi hết hạn, thực dân Pháp ra lệnh cho tàu chiến bắn đại bác lên các đồn Điện Hải, An Hải của triều đình Huế suốt trong ngày hôm đó. Tiếp sau đó, thực dân Pháp cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
Như vậy, tại sao thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên, khi chúng xâm lược Việt Nam, chú không phải là một địa phương nào khác như Hà Nội hay Gia Định. Đó là do một số nguyên nhân sau đây.
Chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên, tư bản Pháp nhằm đạt mấy mục đích sau:
Thứ nhất: Kế hoạch của thực dân Pháp là đánh nhanh thắng nhanh để chiếm lấy Đà Nẵng làm căn cứ bàn đạp, từ đó đánh vào nội địa, tiêu diệt sinh lực của triều đình Huế tại đây, rồi vượt đèo Hải Vân đánh thọc sâu lên Huế bóp chết sức kháng chiến của phong kiến triều Nguyễn tại chỗ và buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng.
Thứ hai: Cửa biển ở Đà Nẵng tương đối sâu rộng nên tàu chiến của Pháp có thể ra vào dễ dàng
Thứ ba: Vùng hậu phương Quảng Nam giàu có và đông dân có thể giúp chúng thực hiện khẩu hiệu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, trông nhờ vào sự ủng hộ của giáo dân vùng này mà bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ hoạt động trong đất liền báo cáo là khá mạnh.
Như vậy, tại sao thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên, khi chúng xâm lược Việt Nam, chú không phải là một địa phương nào khác như Hà Nội hay Gia Định. Đó là do một số nguyên nhân sau đây.
Chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên, tư bản Pháp nhằm đạt mấy mục đích sau:
Thứ nhất: Kế hoạch của thực dân Pháp là đánh nhanh thắng nhanh để chiếm lấy Đà Nẵng làm căn cứ bàn đạp, từ đó đánh vào nội địa, tiêu diệt sinh lực của triều đình Huế tại đây, rồi vượt đèo Hải Vân đánh thọc sâu lên Huế bóp chết sức kháng chiến của phong kiến triều Nguyễn tại chỗ và buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng.
Thứ hai: Cửa biển ở Đà Nẵng tương đối sâu rộng nên tàu chiến của Pháp có thể ra vào dễ dàng
Thứ ba: Vùng hậu phương Quảng Nam giàu có và đông dân có thể giúp chúng thực hiện khẩu hiệu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, trông nhờ vào sự ủng hộ của giáo dân vùng này mà bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ hoạt động trong đất liền báo cáo là khá mạnh.
Ảnh minh họa, nguồn internet |
Như vậy cùng với những nguyên nhân đã nêu trên, thực dân Pháp hi vọng có thể đánh nhanh thắng nhanh, đánh bại nhanh chóng sự kháng cự của quân đội triều đình, hòng buộc triều đình Huế phải đầu hàng, hoặc chí ít là nhượng bộ, nhằm đạt tới một thỏa hiệp có lợi cho sự can thiệp của Pháp vào Việt Nam trong tương lai.
Cũng trong thời gian này Pháp còn đang bận tham chiến ở nhiều khu vực khác trên thế giới như Trung Quốc, Mexico... đồng thời chịu sự cạnh tranh trực tiếp của các nước thực dân châu âu như Đức, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... do vậy Pháp muốn nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tại Việt Nam.
Tuy nhiên mọi việc có diễn ra theo mong muốn của thực dân Pháp hay không? Và quân đội Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn có nhanh chóng bị đánh bại hay không? Mời các bạn chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu:
Được tin mất bản đảo Sơn Trà, triều đình Huế vội vàng phái nhiều quân tướng tới tăng cường lực lượng phòng thủ. Tướng Nguyễn Tri Phương được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam để lo việc chống giặc. Nhưng ông không chủ động tấn công tiêu diệt địch, mà chỉ huy động quân dân đắp lũy chạy dài từ bờ biển vào phía trong để bao vây địch ngoài mé biển, chặn không cho chúng đi sâu vào nội địa. Còn đối với nhân dân trong vùng thì ông ra lệnh thực hiện vườn không nhà trống tản cư vào bên trong để khỏi bị giặc bắt đi lính, nộp lương thực hay cung cấp tin tức. Chiến thuật như này không phải không có hiệu quả. Mấy lần liên quân Pháp - Tây Ban Nha tìm cách đánh sâu vào đều bị quan quân triều đình đánh bật trở lại và bị thiệt hại khá nặng. Kết quả là sau 5 tháng chiến tranh, thực dân Pháp hầu như giẫm chân tại chỗ. Trong lúc đó thì khó khăn của chúng mỗi ngày một tăng thêm, do không hợp khí hậu nên binh lính Pháp ốm đau và chết khá nhiều trong khi thuốc men lại thiếu: Tiếp tế thực phẩm cho quân lính rất khó khăn.
Cũng trong thời gian này Pháp còn đang bận tham chiến ở nhiều khu vực khác trên thế giới như Trung Quốc, Mexico... đồng thời chịu sự cạnh tranh trực tiếp của các nước thực dân châu âu như Đức, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... do vậy Pháp muốn nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tại Việt Nam.
Tuy nhiên mọi việc có diễn ra theo mong muốn của thực dân Pháp hay không? Và quân đội Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn có nhanh chóng bị đánh bại hay không? Mời các bạn chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu:
Được tin mất bản đảo Sơn Trà, triều đình Huế vội vàng phái nhiều quân tướng tới tăng cường lực lượng phòng thủ. Tướng Nguyễn Tri Phương được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam để lo việc chống giặc. Nhưng ông không chủ động tấn công tiêu diệt địch, mà chỉ huy động quân dân đắp lũy chạy dài từ bờ biển vào phía trong để bao vây địch ngoài mé biển, chặn không cho chúng đi sâu vào nội địa. Còn đối với nhân dân trong vùng thì ông ra lệnh thực hiện vườn không nhà trống tản cư vào bên trong để khỏi bị giặc bắt đi lính, nộp lương thực hay cung cấp tin tức. Chiến thuật như này không phải không có hiệu quả. Mấy lần liên quân Pháp - Tây Ban Nha tìm cách đánh sâu vào đều bị quan quân triều đình đánh bật trở lại và bị thiệt hại khá nặng. Kết quả là sau 5 tháng chiến tranh, thực dân Pháp hầu như giẫm chân tại chỗ. Trong lúc đó thì khó khăn của chúng mỗi ngày một tăng thêm, do không hợp khí hậu nên binh lính Pháp ốm đau và chết khá nhiều trong khi thuốc men lại thiếu: Tiếp tế thực phẩm cho quân lính rất khó khăn.
Ảnh minh họa, nguồn internet |
Như vậy là sau 5 tháng tiến hành chiến tranh, thực dân Pháp không những không thực hiện được kế hoạch ban đầu đã đề ra là đánh nhanh và thắng nhanh, thậm chí chúng còn có thể bị sa lầy vào cuộc chiến ở mặt trận Đà Nẵng và chịu thêm những tổn thất nặng nề. Sức kháng cự của quân đội và nhân dân Việt Nam (dưới thời nhà Nguyễn) không dễ dàng bị đánh bại như chúng tưởng.
Điều đáng tiếc là trong khi đội quân xâm lược của Pháp gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời đi đến bờ vực của sự thất bại, thậm chí bị tiêu diệt hoàn toàn. Thì quân ta dứoi sự chỉ huy của tướng Nguyễn Tri Phương với quân số đông hơn lại không chủ động tấn công, tiêu diệt toàn bộ đạo quân xâm lược này, hoặc tốt hơn là buộc chúng đầu hàng để mở ra một con đường ngoại giao, kí một hiệp ước giữa Việt Nam và Pháp có lợi cho ta, trong khi chúng ta đang có những thắng lợi áp đảo trên chiến trường. Thay vào đó quân ta lại án binh bất động chỉ tập trung cô lập, đợi giặc đến rồi mới đánh, qua đó tạo cho chúng thời cơ ổn định lực lượng, suy nghĩ và chuyển hướng tấn công mới, để lại hậu quả vô cùng tai hại về sau cho đất nước ta.
Tiến lui đều khó, cuối cùng tướng chỉ huy của quân Pháp là Giơnuiy quyết định chỉ để lại Đà Nẵng một lực lượng quân sự nhỏ bé để cầm chân quân đội triều đình, còn lại thì lợi dụng mùa gió bấc kéo quân vào đánh chiếm Gia Định (Sài Gòn ngày nay) 2/1859.
Như vậy là đến tháng 2/1859 sau nhiều tháng cố gắng tấn công Đà Nẵng bất thành, và nhận những thiệt hại nhất định, thực dân Pháp đã quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định (vựa lúa của triều đình), việc thực dân Pháp quyết định tấn công vào Gia Định sẽ mang lại những kết quả như thế nào, liệu chúng có đánh bại được quân triều đình ở Gia Định hay không? Cuộc chiến xâm lược của thực dân Pháp với Việt Nam sẽ tiếp tục diễn biến như thế nào?
Mời các bạn theo dõi bài viết tiếp theo tại website Hồ Thái Sơn: Thực dân Pháp kéo quân vào đánh chiếm Gia Định (2/1859).
0 comments:
Post a Comment